Đánh bay sỏi thận với PAI ZE TAN - Thuốc rắn hoàng gia Thái Lan số 9



Thông chi về thuốc rắn thái lan số 9 PAI ZE TAN

 Thành phần: được bào chế thành công từ mật rắn Hổ mang chúa và các loại rắn Hổ độc kết hợp thảo dược do người Thái mà thành.

Công dụng: làm tan sỏi thận, sỏi mật, thanh nhiệt, lợi tiểu, trị viêm niệu quản.

Cách dùng: uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 1 đến 2 viên sau khi ăn no, uống nhiều với nước ấm.

Lưu ý: Người có bệnh lý về gan không được sử dụng, và không dùng cho phụ nữ mang thai.

Thành phần trong 100gms Pai Ze Tan.

  • Pyrrosia lingua 10gms.
  • Dianthus superbus 10gms.
  • Polygonum aviculare 10gms.
  • Rubia cordifolia 10gms.
  • Alisma plantago-aquatical 10gms.
  • Gardenia florida 10gms.
  • Lonicera japonica 10gms.
  • Rehmannia glutinosa 10gms.

Pyrrosia lingua Cây Thạch Vi trong ZAI ZE TAN

Mô tả Cây Thạch Vi

 

  • Cây Thach Vi sống nhiều năm cao 10-30cm, có thân rễ bò dài mang vẩy thon, bìa gợn sóng.
  • Cuống 2-10cm, mảnh, có đốt ở gốc; phiến hơi đa dạng, tròn dài, nhỏ hay hẹp thon dài 8-18cm, rộng 2-5cm, dai, gân phụ rõ, mặt trên gần như không lông, mặt dưới có lông hình sao vàng hoe.
  • Ổ túi bào tử phủ trọn mặt dưới, màu đỏ đậm; bào tử xoan, nâu nhạt.  

Nơi sống chủ yếu của Thạch Vi 

  • Cây mọc bám trên đá trong rừng núi, gặp nhiều nơi ở các tỉnh miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phú, Hà Tây đến Thừa Thiên- Huế vào tận Ðà Lạt (Lâm Ðồng). Cây mọc thành những đám rất lớn.
  • Người ta dùng lá (toàn cây hay thân rễ) tươi, rửa sạch, cắt đoạn, phơi khô.

Công dụng của Thạch vi để phối hợp điều trị:

  • Viêm thận thuỷ thũng; Viêm nhiễm niệu đạo, sỏi niệu đạo; Bế kinh; Viêm phế quản, viêm bàng quang; Suyễn khan (háo suyễn).
  • Phổi có mủ; Khạc ra máu, nôn ra máu, đái ra máu.
  • Đại tiện ra máu, băng lậu.
  • Dân gian vẫn dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh đái buốt, đái dắt, viêm niệu đạo, đái ra máu, đái ra sỏi,
  • Thân rễ còn được dùng chữa bệnh than, ung nhọt, lở loét, ngộ độc do lưu huỳnh hoặc dùng phơi khô tán bột rồi trộn với dầu vừng bôi lên đầu cho tóc đen và làm cho tóc mọc nhanh.

Dianthus Superbus (Cây Cù Mạch) trong ZAI ZE TAN

Mô tả cây Cù Mạch

 

  • Cây cao 20-60cm, nhẵn.
  • Lá mập mạp, thon hẹp, dài 6-8cm, rộng cỡ 0,5cm, phẳng, xanh không mốc.
  • Cụm hoa ít hoa ở ngọn thân; lá đài phụ có dạng lá dài; đài thành ống đài, cánh hoa 5, màu hồng hay hoa cà đến xanh, xẻ ra từ quá giữa thành rìa dài, gốc phiến có lông thon hẹp thành cuống dài.
  • Quả hình trụ chứa nhiều hạt màu đen.

Nơi sống và thu hái làm dược liệu

  • Cây nhập trồng làm cảnh, cũng được sử dụng làm cây thuốc.
  • Thu hái vào mùa hè - thu, lúc cây có hoa quả, phơi trong râm cho khô.

Công dụng của Cù Mạch dùng để chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị đái buốt, đái dắt, đái ra máu, đái ra sỏi, tiểu tiện không thông, bế kinh.

Lưu ý: Người không thấp nhiệt và thai tiền sản hậu đều kiên.

Polygonum aviculare (Cây rau đắng) trong ZAI ZE TAN

Mô tả cây Rau Đắng

 

  • Cây nhỏ mọc bò, thân và cành mọc toả tròn gần sát mặt đất màu đổ tím đôi khi mọc cao từ 10 – 30cm, giống như rau muống biển.
  • Lá nhỏ hẹp,mọc so le có bẹ chia. Phiến lá dài 1,5 – 2cm rộng 4 cm.
  • Hoa nhỏ màu hồng tím mọc tụ từ 1 – 5, thường từ 3 – 4 hoa mọc kề cạnh lá.
  • Quả có 3 cạnh chứa một hạt đậu đen. Mùa hoa từ tháng 5 – 6 và cả mùa hè.

Nơi phân bố câu rau đắng

Rau đắng mọc hoang ở những vùng đất có độ ẩm ướt vừa, hoặc đất pha cát ướt như ven dọc bờ biển miền Trung, nhất là các tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.

Công dụng của cây rau đắng

  • Rau đắng có tác dụng rất tốt cho lợi tiểu, sát trùng, dùng trong những trường hợp thấp nhiệt, sỏi thận, mụn nhọt, giải độc, vàng da tắt mật.
  • Những người có cơ địa béo bệu, có bệnh lý vữa xơ động mạch (tăng cholesterol, Triglycerid máu), huyết áp cao, có đái khó, đái buốt, tăng cường hô hấp việc phải ăn rau đắng thường xuyên là rất tốt.
  • Chế phẩm rau đắng mang tên Avicularen, dịch chiết suất từ rau đắng với cồn 70o và bả của rau đắng sau khi chiết, là thuốc rất quý dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ đạt kết quả tốt đến 60%.

Rubia cordifolia (Cây Xuyến Thảo) trong PAI ZE TAN

Mô tả cây Xuyến Thảo: 

 

  • Cây thảo sống nhiều năm, mọc leo hay trườn, thân vuông.
  • Lá mọc đối, lá kèm có hình dạng và kích thước gần giống như lá bình thường, mọc thành vòng với lá: phiến lá xoan thon, đầu tù, gốc tròn, gân từ gốc 3: cuống dài 4-8mm.
  • Cụm hoa chùy xim ở ngọn và ở nách lá, trục hoa chia 3 và có lông móc: hoa nhỏ, màu trắng, mẫu 4: bầu dưới 2 ô, mỗi ô chứa 1 noãn.
  • Quả mọng hình cầu, đỏ, lúc chín màu tía đen.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở vùng núi cao, nơi ẩm; gặp nhiều ở Sapa (Lào Cai), Ba Vì (Hà Tây),.. Người ta thu hái rễ vào mùa xuân, mùa thu, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: 

  • Chảy máu cam, khạc ra máu, nôn ra máu, đái ra máu, phân đen; 
  • Tử cung xuất huyết, vô kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều; 
  • Phong thấp đau nhức khớp xương; 
  • Viêm khí quản mạn tính; 
  • Viêm gan hoàng đản, thùy thũng. 
  • Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, mụn nhọt, viêm da thần kinh, rắn cắn; dùng tươi hay tán bột giã đắp hoặc nấu nước rửa.
  • Cây làm thuốc nhuận tràng và chữa một số bệnh ngoài da, quả ăn ngon, làm thuốc bổ, chữa thổ huyết và một số bệnh khác.

Alisma plantago-aquatical (cây Trạch tả) trong PAI ZE TAN

Mô tả cây Trach Tả: 

 

  • Cây thảo cao 40-50cm, có thân rễ hình cầu hay hình con quay nạc.
  • Lá dai, phiến hình trái xoan - mũi mác hoặc lõm ở gốc, mọc đứng hoặc trải ra, dài 15-20cm,
  • Cụm hoa chuỳ to, cao 30-120cm, nhánh dài mang xim co gồm những hoa lưỡng tính
  • Quả bế đẹp.

Nơi sống và thu hái: 

  • Cây mọc hoang ở các đầm ao và ruộng.
  • Cũng được trồng lấy thân rễ làm thuốc.
  • Thu hái thân rễ vào mùa thu, rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, phơi khô và sấy với diêm sinh.
  • Khi dùng tẩm rượu hoặc nước muối, sao vàng.

Công dụng:

  • Thường dùng chữa tiểu tiện bất lợi, đái đường, thuỷ thũng, viêm thận, bí tiểu tiện, đái ra máu, đái dắt, đái buốt.
  • Bụng đầy trướng, ỉa chảy, kiết lỵ, bạch đới, hoàng đản, mắt đỏ, đau lưng, di tinh.
  • Cũng có thể dùng làm thuốc lợi sữa cho phụ nữ thiếu sữa và chữa được chứng choáng, đầu váng mắt hoa.
  • Lá dùng ngoài trị bệnh ngoài da.
  • Ðồng bào Thái ở Mộc Châu lấy lá và nụ hoa đem về nấu ăn.

Gardenia florida (dành dành – chi tứ) trong PAI ZE TAN

Mô tả cây Chi Tứ:

 

  • Dành dành là một loại cây nhỏ, cao chừng 1-2m, thường xanh tốt quanh năm, thân thẳng nhẵn.
  • Lá mọc đối, có lá kèm to, mặt trên màu sẫm, bóng.
  • Hoa mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng, không cuống, có mùi thơm.
  • Quả hình chén với 6-9 góc, có 2-5 ngăn, khi chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, mùi thơm vị đắng.

Vùng phân bố:

  • Dành dành mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở miền Bắc nước ta.
  • Tại miền núi, dành dành thường thấy mọc hoang ở ven suối.
  • Tại đồng bằng, nhân dân thường trồng làm cảnh và lấy quả làm thuốc hay để nhuộm bánh trái thành màu vàng (bánh xu xê, thạch).
  • Dành dành còn thấy mọc ở Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản.

Công dụng của Dành Dành

  • Theo các tài liệu cổ: Quả dành dành có vị đắng, tính hàn; vào 3 kinh Tâm, Phế và Tam tiêu; có tác dụng làm thanh nhiệt (chữa sốt), tả hỏa, lợi tiểu, cầm máu; dùng trong bệnh sốt, người bồn chồn, khó ngủ, miệng khát, họng đau, mắt đỏ, da vàng, tiểu  tiện khó khăn, thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu tiểu tiện ra máu.
  • Lá dành dành được nhân dân ta hay dùng giã nát đắp lên mắt đỏ đau.
  • Màu vàng của dành dành không độc, nhân dân ta vẫn dùng nhuộm thức ăn như bánh xu xê, thạch.

Lonicera japonica (cây Kim Ngân) trong PAI ZE TAN

Mô tả cây Kim Ngân

 

  • Dạng sống dây leo, thân non màu xanh hơi nâu, thân già màu nâu.
  • Toàn cây có lông màu vàng gồm lông che chở và lông tiết. Lá đơn, mọc đối.
  • Phiến lá hình trứng dài hoặc hơi bầu dục, đỉnh nhọn, gốc tròn, dài 5-7 cm, rộng 2,5-3,5 cm, xanh đậm ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới.
  • Gân lông chim, 3-4 cặp gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá ngắn 7-9 mm, hình lòng máng, phình ra thành bờ mỏng ôm thân.

Phân bố nơi mọc: 

  • Chi Lonicera L. có khoảng 10 loài ở Việt Nam, tất cả đều dùng làm thuốc.
  • Nguồn gốc ở Đông Á, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.
  • Ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng núi và Trung du phía Bắc.

Công dụng – phối hợp dược liệu:

  • Chữa mày đay, mụn nhọt, ban sởi, tả, lỵ, ho do phế nhiệt, ứng dụng điều trị bệnh thấp khớp, viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác.
  • Ở Trung Quốc dùng làm thuốc hạ sốt, làm dễ tiêu và trị lỵ, lợi tiểu.
  • Kim ngân có tác dụng cải thiện chuyển hóa chất béo trong điều trị bệnh lipid máu, nước cất có tác dụng kháng khuẩn.

Rehmannia glutinosa (cây Địa Hoàng) trong PAI ZE TAN

Mô tả cây Địa Hoàng: 

 

  • Cây thảo sống nhiều năm cao 20-30cm, toàn cây có lông mềm và lông tiết màu tro trắng.
  • Rễ mầm lên thành củ.
  • Lá mọc vòng ở gốc; phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, mép khía răng tròn không đều
  • Hoa mọc thành chùm trên một cuống chung dài ở đầu cành.
  • Quả hình trứng, chứa nhiều hạt nhỏ.

Thông tin vùng phân bố

  • Loài cây của Trung Quốc.
  • Từ năm 1958 nhập trồng ở nước ta, hiện nay được phát triển trồng ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam.

Bài viết liên quan